Proxy sạch, hay còn gọi là proxy không bị liệt kê vào danh sách đen, là những proxy có IP nằm trong các dải IP chưa bị các hệ thống phát hiện proxy lớn, cũng như chưa bị đưa vào blacklist của các website hay nền tảng mà bạn đang sử dụng. Điều này có nghĩa là các IP này chưa từng bị phát hiện có các hành vi bất thường hoặc chưa bị ghi nhận có liên quan đến việc sử dụng proxy.
Các hệ thống phát hiện proxy lớn, điển hình như Google và Cloudflare, có khả năng thu thập và phân tích khối lượng lớn lưu lượng truy cập từ khắp nơi trên thế giới. Với lượng dữ liệu khổng lồ mà họ thu thập được, các hệ thống này có thể phát hiện và nhận diện những lưu lượng truy cập có dấu hiệu bất thường hoặc liên quan đến việc sử dụng proxy. Sau đó, họ sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về các IP đáng ngờ và cung cấp thông tin này thông qua các API cho các website và nền tảng khác để cùng sử dụng và tăng cường khả năng bảo mật.
Khi một IP bị đánh dấu là đáng ngờ, các website có thể chọn cách chặn hoàn toàn lưu lượng truy cập từ dải IP đó và xét vào tình trạng Blacklist, hoặc yêu cầu người dùng vượt qua các bước kiểm tra như CAPTCHA trước khi cho phép truy cập. Việc này nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho hệ thống và bảo vệ máy chủ web khỏi những lưu lượng truy cập không mong muốn, đảm bảo rằng chỉ những người dùng hợp lệ mới có thể truy cập vào dịch vụ của họ.
2. CÁCH CHECK PROXY LIỆU CÓ SẠCH HAY ĐÃ VÀO BLACKLIST?
Bạn có thể kiểm tra chất lượng proxy mà mình đang sử dụng bằng một số phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả sau:
Tìm kiếm trên Google: Khi bạn tìm kiếm một từ khóa bất kỳ trên Google, nếu bạn liên tục gặp phải yêu cầu xác nhận CAPTCHA, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy IP của bạn đang bị nghi ngờ là không hợp lệ hoặc đã bị Google đưa vào blacklist. Việc này thường xảy ra khi IP của bạn đã được sử dụng để thực hiện các hoạt động tự động hoặc bị nghi ngờ có hành vi không bình thường.
Truy cập các diễn đàn lớn: Khi bạn truy cập vào một số diễn đàn lớn như BlackHatWorld.com và thấy rằng trang web sử dụng hệ thống kiểm tra bảo mật của Cloudflare, nếu bạn đã xác minh mình là con người (verified human) nhưng vẫn không thể vượt qua bước kiểm tra bảo mật (check secure), điều này có thể cho thấy IP của bạn đã bị liệt vào blacklist hoặc có lịch sử hoạt động không đáng tin cậy. Cloudflare là một trong những hệ thống bảo mật hàng đầu và nếu IP của bạn không thể vượt qua được lớp bảo vệ này, rất có khả năng IP đó đã bị “nát” và không còn đáng tin cậy.
Kiểm tra trên các trang web chuyên dụng: Bạn có thể sử dụng một số trang web chuyên về kiểm tra IP như IPFighter hoặc IP-score để xác định xem IP của bạn có nằm trong blacklist của nhiều hệ thống hay không. Những trang web này sẽ phân tích và đưa ra điểm số cho IP của bạn, giúp bạn biết được mức độ an toàn và tin cậy của nó.
Nếu IP của bạn không thể vượt qua được các hệ thống bảo mật của Google và Cloudflare, có khả năng rất cao rằng IP đó đã bị liệt vào blacklist và không còn đáng tin cậy để sử dụng cho các hoạt động quan trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử nghiệm với các trường hợp ít quan trọng hơn, vì không phải tất cả các website hay nền tảng đều sử dụng dữ liệu từ Google hay Cloudflare để kiểm tra. Dù vậy, nếu là tôi, tôi sẽ không bao giờ sử dụng những IP này cho các tài khoản quan trọng hoặc các hoạt động cần độ tin cậy cao, nhằm tránh rủi ro mất tài khoản hoặc bị chặn.
3. MỘT SỐ ĐIỀU BẠN CẦN LƯU Ý VỀ BLACKLIST
Các dải IP ban đầu có thể được xem là đáng tin cậy, nhưng khi có lượng traffic lớn trong thời gian ngắn hoặc khi nhiều tài khoản cùng chia sẻ một IP, IP đó sớm muộn cũng sẽ bị đánh dấu và trở nên không còn an toàn. Không có proxy nào có thể duy trì tình trạng “sạch” mãi mãi; thường thì proxy chỉ hoạt động tốt trong giai đoạn đầu. Điều này giải thích tại sao các IP tại những nơi công cộng như khách sạn, quán cà phê, hoặc quán net thường không còn sạch và bị cho là blacklist do có nhiều người cùng sử dụng.
Sau một thời gian sử dụng, ngay cả khi cookie vẫn còn hạn, những tài khoản sử dụng IP đã bị phát hiện sẽ gặp tình trạng bị tự động đăng xuất và yêu cầu đăng nhập lại. Trong một số trường hợp, thậm chí người dùng không thể đăng nhập lại trừ khi đổi sang địa chỉ IP khác. Vì vậy, đối với những tài khoản có giá trị cao, nên đầu tư mua proxy từ các nguồn uy tín, dù giá có cao hơn nhưng sẽ đảm bảo an toàn hơn.
Các nhà cung cấp dịch vụ proxy thường có cơ chế để làm mới IP (như trường hợp của 911 Proxy), mặc dù cơ chế cụ thể không rõ ràng. Không loại trừ khả năng họ có thỏa thuận hoặc can thiệp để gỡ IP ra khỏi blacklist.
Proxy dân cư (residential proxy) thường được tin cậy hơn so với proxy từ trung tâm dữ liệu, vì các dải IP này được nhà mạng phân bổ riêng cho từng khu vực và cung cấp trực tiếp đến người dùng cuối.
Đối với IPv6, do số lượng IP khổng lồ vượt xa khả năng kiểm soát của các hệ thống lớn, nên các hệ thống này thường giám sát nguồn IP thông qua hành vi người dùng. Tuy nhiên, một số website như Gleam, Etsy, eBay hiện không hỗ trợ IPv6, dẫn đến việc kiểm soát và quản lý IP ở mức độ khác so với IPv4.
LỜI KẾT
Pingback: Captcha | Giải Quyết Vấn Đề VPS Bị Dính CAPTCHA